Banobagi Plastic Surgery

mobile header bg
close

Main Menu

바노바기 20주년 since 2000
딤처리

Điều cơ bản của cơ quan y tế đáng tin cậy

Kiểm tra sức khỏe tổng hợp chuyên biệt

BANOBAGI luôn đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu

  • #SựAnToànCơBản
  • #HạngMụcChiaNhỏ

Trước khi tiến hành phẫu thuật, việc kiểm tra thể trạng bệnh nhân một cách chính xác là điều cơ bản.

BANOBAGI trang bị đa dạng các trang thiết bị để khách hàng có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng hợp.

Có những câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng hợp tại bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ, có nhất thiết phải tiến hành hay không?
Trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, thông qua kiểm tra sức khỏe tổng hợp có thể kiểm tra chính xác được thể trạng của từng người, phát hiện được vấn đề có thể gây trở ngại cho quá trình phẫu thuật thẩm mỹ. Hơn thế nữa còn xác định chính xác được phương pháp gây mê hiệu quả. Giúp tránh sự cố mà chúng ta không biết.
Theo đó, việc kiểm tra sức khỏe tổng hợp chuyên biệt của Banobagi là triết lí y học luôn nghĩ đến con người trước tiên, và cũng là điều an toàn cơ bản của cơ quan y tế.

inbody
Ưu điểm của kiểm tra sức khỏe tổng hợp chuyên biệt Banobagi
  • + Phán đoán trước được thể trạng khách hàng, có bệnh gì có thể gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật hay không.

  • + Có thể tránh được những tác dụng phụ khi gây mê hoặc phẫu thuật, tránh sảy ra sự cố.

  • + Có thể lựa chọn được phương pháp mổ phù hợp với khách hàng.

  • + Có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng hợp thông thường.

  • Kiểm tra cơ bản

    Đo huyết áp, chiều cao cân nặng, độ béo phì

    Kiểm tra cơ bản

    Huyết áp: Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, khi tim đập sẽ đưa lượng máu và oxi phong phú đi các nơi trong cơ thể. Huyết áp cao hay thấp sẽ gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật, nên nhất định phải kiểm tra huyết áp thận trọng.

    Chiều cao và cân nặng: Sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để kiểm tra cân nặng tiêu chuẩn. Nam giới
    cân nặng tiêu chuẩn = chiều cao (m)2  22
    Nữ giới
    cân nặng tiêu chuẩn = chiều cao (m)2  21

    Kiểm tra mức độ béo phì: cân nặng thực tế  cân nặng tiêu chuẩn

    Mục lục
  • Kiểm tra huyết áp

    Tiến hành kiểm tra mức độ phù hợp truyền máu, thiếu máu, đông máu.

    Kiểm tra huyết áp

    Mức độ phù hợp truyền máu (Cross matching)
    Trước khi truyền máu, tiến hành xét nghiệm phản ứng kết dính giữa máu của người cho và máu của người nhận, để chuẩn bị máu thích hợp trong trường hợp phải truyền máu.

    Kiểm tra CBC (Cell Blood Count)
    Kiểm tra nồng độ huyết sắc tố hồng cầu bình quân, tính nhiễm sắc và hình thái của hồng cầu trong máu được chọn.

    Kiểm tra phản ứng đông máu (PT/PTT)
    Trước khi phẫu thuật, phải tiến hành kiểm tra tiểu cầu và nhân tố gây đông máu, tránh gây nguy hiểm do xuất huyết máu trong quá trình phẫu thuật.

    Mục lục
  • Kiểm tra phòng ngừa ung thư

    Thông qua xét nghiệm máu có thể sớm phát hiện được dấu hiệu cho thấy đang hình thành tế bào ung thư.

    Kiểm tra phòng ngừa ung thư

    Dựa vào phiếu khám ung thư có thể quan sát khả năng phát bệnh, điều trị kháng ung thư và khả năng tái phát, kiểm tra này là phương pháp được áp dụng lâm sàng để chuẩn đoán ung thư giai đoạn đầu. Thông qua xét nghiệm ung thư có thể kiểm tra khả năng phẫu thuật thẩm mỹ được hay không.

    Nguyên nhân ung thư rất đa dạng nhưng có 4 nguyên nhân chính như sau:
    ① Nhân tố vật lý (tia tử ngoại, bỏng, tia phóng xạ vv…)
    ② Nhân tố hóa học (chất bảo quản, mì chính nhân tạo, kim loại nặng vv…)
    ③ Virus (virus viêm gan B, viêm gan C, HPV vv…)
    ④ Nhân tố bên trong (di chuyền, nhân tố gia đình vv…)

    Mục lục
  • Kiểm tra kim loại nặng

    Kim loại nặng nếu như được hấp thụ vào cơ thể người sẽ không bài thải ra ngoài, tích đọng lại độc tố gây lên các triệu chứng khác thường ở hệ thần kinh hoặc hệ tiêu hóa.

    Kiểm tra kim loại nặng
    ※ Kiểm tra nhiễm kim loại nặng tối thiểu mất khoảng 6 ngày.
    Kiểm tra nhiễm kim loại nặng là hạng mục lựa chọn, không bắt buộc.

    Tiến hành kiểm tra kim loại nặng thông qua xét nghiệm nước tiểu, tóc hoặc máu. Phân tích lượng khoáng chất cần thiết và kim loại nặng có hại trong tóc, sau đó chuẩn đoán mức độ nhiễm và trạng thái dinh dưỡng để lập kế hoạch sinh hoạt ăn uống phù hợp với cơ thể và phòng bệnh.

    Triệu chứng nhiễm kim loại nặng như sau.
    · Thủy ngân (Hg): mệt mỏi mãn tính, mất ngủ, viêm khớp, trầm cảm, bất an, nóng ruột, chán ăn vv…
    · Nhôm (Al): thận giảm chức năng, suy giảm trí nhớ, dị ngôn, giảm khả năng miễn dịch vv…
    · Chì (Pb): đau dạ dày, sâu răng, đau cơ bắp, tâm lí bất an, thiếu tập trung, đẻ non vv…

    Mục lục
  • Siêu âm

    Siêu âm chủ yếu tiến hành trước khi phẫu thuật ngực, kiểm tra bệnh nhân có bị bệnh về ngực hay không,
    cơ thể có thích hợp với việc phẫu thuật hay không.

    Siêu âm

    Thông qua siêu âm có thể kiểm tra được trạng thái mô ngực, trạng thái túi độn ngay lúc đó, và phân biệt được khối u lành tính hay khối u ác tính. Y bác sĩ chuyên môn khoa ngoại (bác sĩ chuyên khoa ngực chi tiết) trực tiếp kiểm tra, nếu phát hiện có khối u sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u một cách an toàn hơn hết.

    Tùy theo yêu cầu có thể tiến hành kiểm tra mammographie, tăng tính chuyên môn và tính an toàn của phẫu thuật thẩm mỹ ngực.

    Mục lục
  • Kiểm tra stress

    Stress là cảm giác thấy bất an, uy hiếp khi rơi vào tình huống mà tinh thần, tâm lý con người khó có thể đảm nhiệm được. Stress là từ ngoại mà chúng ta sử dụng nhiều nhất trong xã hội hiện đại ngày nay.

    Kiểm tra stress

    Có thể chuẩn đoán thông qua oxy hoạt tính và chất chống oxy hóa có ở trong máu.

    Kết quả kiểm tra có thể biết ngay sau khoảng 7 phút, xét nghiệm máu không cần phải lấy lượng máu lớn, mà chỉ cần một vài giọt máu là có thể kiểm tra được.

    Kiểm tra liệu pháp truyền dịch cần thiết và có thể được điều trị

    Mục lục
  • Chụp X-ray

    Thông qua hình ảnh chụp X-ray để biết được rõ về hình dạng xương mặt, khớp răng vv…

    Chụp X-ray

    Chụp đốt ngón tay hay sụn đầu gối, kiểm tra các cử động để phán đoán xem trong quá trình cắt bỏ xương có gây nguy hiểm gì hay không.

    Chụp X-ray không chỉ chụp chính diện, mà còn chụp các góc độ khác nhau như chụp mặt bên, chụp toàn cảnh, có thể dự đoán được tính lập thể về bộ phận phẫu thuật.

    Mục lục
  • Kiểm tra 3D - CT

    Chụp xương mặt bằng thiết bị 3D - CT

    Kiểm tra 3D - CT

    Thông qua hình ảnh 3 chiều có thể phân biệt được sự chênh lệch mật độ giữa các cấu trúc xương mặt, xác định vị trí dây thần kinh đi quađây là bước nhất định phải kiểm tra trước khi tiến hành phẫu thuật.

    Đóng vai trò chuẩn đoán hệ cơ xương và vai trò quyết định hướng điều trị, giúp phỏng đoán được hình dáng mặt sau khi phẫu thuật.

    Mục lục
  • Kiểm tra khớp cằm (TMJ)

    Thông qua việc chụp X-ray và kiểm tra cơ quanh bộ phận cằm
    có thể phán đoán được vị trí của khớp cằm và khả năng bị biến dạng.

    Kiểm tra khớp cằm (TMJ)

    Khớp cằm là một trọng những khớp hoạt động nhiều nhất trong cuộc đời của con người, là khớp duy nhất trong cơ thể người hoạt động cả hai bên.

    Việc nhai các loại thức ăn cứng hoặc tư thế sinh hoạt không đúng, stress cũng có thể dẫn đến sự biến đổi khớp cằm. Dị tật khớp cằm có thể dẫn đến khuôn mặt bị biến dạng, thậm chí nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến cả sự cân bằng của toàn bộ cơ thể.

    Thông qua việc kiểm tra khớp cằm, chúng tôi có thể kiểm tra được yếu tố gây lên mất cân bằng, sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh và trị liệu khiến cho khuôn mặt trở lên hài hòa xinh đẹp hơn.

    Mục lục
  • Kiểm tra điện tâm đồ

    Chuẩn đoán bệnh liên quan đến tim như rối loạn nhịp tim, dị tật cơ tim,
    mạch đập có vấn đề gì hay không thông qua biểu đồ đo trạng thái hoạt động của tim.

    Kiểm tra điện tâm đồ

    Không giống như cơ xương chỉ co lại khi nhận được kích thích từ dây thần kinh vận động, tim là cơ ngoại ý hình thành kích thích điện trong mô một cách chủ động và có tính chu kì mà không cần sự trợ giúp nào của hệ thần kinh. Do đó, có thể sảy ra những biến chứng bất thường như nhịp đập nhanh, co thắt tim.

    Khi gây mê toàn thân, phải giữ được nhịp tim thì mới có thể tiến hành phẫu thuật an toàn được, chính vì thế đây là bước kiểm tra quan trọng nhất định phải tiến hành.

    Mục lục
  • Kiểm tra mật độ xương

    Kiểm tra đo lượng xương ở từng bộ phận trên cơ thể

    Kiểm tra mật độ xương

    So sánh với chỉ số mật độ xương bình thường và kiểm tra xem lượng xương đã được giảm đi chưa.

    Sau khi phẫu thuật gò má hoặc phẫu thuật hai hàm, phải kiểm tra xem có duy trì mật độ xương bình thường để phục hồi hay chưa.

    Mục lục
  • Xét nghiệm nước tiểu

    Xét nghiệm vật lý và sinh hóa bằng nước tiểu

    Xét nghiệm nước tiểu

    Nước tiểu là một chất thải giúp lọc máu từ thận và chứa nhiều chất chuyển hóa. Qua đó có thể biết được thông tin về bệnh rối loạn nội tiết/ rối loạn chuyển hóa.

    Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bệnh nhân đều phải thực hiện xét nghiệm này, đây là xét nghiệm cơ bản nhưng lại có vai trò rất quan trọng.

    Mục lục
  • Kiểm tra chức năng thận

    Các xét nghiệm sinh hóa để đánh giá trạng thái, chức năng thận

    Kiểm tra chức năng thận

    Thận là cơ quan điều chỉnh chất lỏng, chất điện giải và các điều kiện axit-bazơ, và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải máu. Do nhiều loại bệnh gây biến chứng trong nhiều rối loạn, chẳng hạn như suy thận hoặc liên quan đến thận, ảnh hưởng đến chức năng thận. Phẫu thuật chỉ có thể được thực hiện được khi xác định mức độ tổn thương của chức năng thận và điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

    Hạng mục kiểm tra
    ① Nhân tố vật lý (tia tử ngoại, bỏng, tia phóng xạ vv…)
    ② Nhân tố hóa học (chất bảo quản, mì chính nhân tạo, kim loại nặng vv…)
    ③ Virus (virus viêm gan B, viêm gan C, HPV vv…)
    ④ Nhân tố bên trong (di chuyền, nhân tố gia đình vv…)

    Mục lục
  • Kiểm tra tổng hợp chức năng gan

    Kim loại nặng nếu như được hấp thụ vào cơ thể người sẽ không bài thải ra ngoài,
    tích đọng lại độc tố gây lên các triệu chứng khác thường ở hệ thần kinh hoặc hệ tiêu hóa.

    Kiểm tra tổng hợp chức năng gan

    Gan là một cơ quan quan trọng trong việc duy trì mạng sống của con người, chịu trách nhiệm tổng hợp protein, glucose và chuyển hóa carbohydrate khác, chuyển hóa axit nucleic, chuyển hóa lipid, chuyển hóa thuốc, v.v.

    Gan có vấn đề có thể nguy hiểm vì sự chuyển hóa thuốc không thực hiện được. Việc điều trị cho gan là phải ưu tiên trước, cần tránh những loại thuốc có thể gây không tốt cho gan.

    Hạng mục kiểm tra
    T.protein, Albumin, T.Bilirubin, GOT, GPT, r-GPT, LDG, ALT, T.Cholesterol, HBsAG, Anti-HBs, AFP

    Mục lục
  • Xét nghiệm tiểu đường

    Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa như thiếu lượng bài tiết insulin
    hoặc chức năng hoạt động không bình thường.

    Xét nghiệm tiểu đường

    Nó được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, làm tăng nồng độ đường glucose trong máu. Lượng đường trong máu cao gây ra các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau và giải phóng glucose qua nước tiểu.

    Chuẩn đoán bệnh tiểu đường thông qua xét nghiệm máu. Trong trường hợp không có triệu chứng, lượng đường đo được sau 8 giờ nhịn ăn là hơn 126 mg / dL, hoặc 200 mg / dL đường trong máu sau 2 giờ thử nghiệm dung nạp glucose đường uống thì chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Khi uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, giảm cân và không liên quan gì đến chế độ ăn uống, mà đo được lượng đường là trên 200mg/ Dl thì cũng gọi là bị tiểu đường.

    Trong trường hợp có bệnh tiểu đường thì trước khi tiến hành phẫu thuật phải điều chỉnh lượng đường, trong quá trình phẫu thuật phải chuẩn bị tiếp insulin.

    Mục lục
  • Xét nghiệm về tim mạch

    Hệ thống tim mạch là con đường nuôi dưỡng tim và cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.

    Xét nghiệm về tim mạch

    Do các bệnh như cholesterol, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch vành trong hệ tim mạch khiến cho máu không được lưu thông, nếu tiến hành phẫu thuật trong trường hợp sẽ dễ gây hậu quả nghiêm trọng do chức năng tim bất thường.

    Hạng mục kiểm tra
    T.Cholesterol, Triglyceride, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, CK-MB, Lipoprotein, v.v.

    Mục lục
  • Kiểm tra chức năng tim

    Tim đóng vai trò chính trong hỗ trợ sự sống,
    việc bảo vệ chức năng tim trong quá trình phẫu thuật là việc ưu tiên hàng đầu.

    Kiểm tra chức năng tim

    Dự đoán bệnh tim thông qua xét nghiệm cholesterol và phản ứng protein C có độ nhạy cảm cao và bằng cách kiểm tra nồng độ enzyme cơ để kiểm tra tổn thương tim gần đây, thông qua các xét nghiệm đa dạng cho phép phẫu thuật an toàn hơn.

    Hạng mục kiểm tra
    GOT, GPT, LDH, CPK, CK-MB, Troponin-T (TNT), Hs-CRP, T-Cholesterol, Triglyceride, HDL-Cholesterol, v.v

    Mục lục
  • Xét nghiệm bệnh về cơ và xương

    Xét nghiệm này kiểm tra xem có viêm khớp hoặc viêm cơ ở khớp cằm hoặc xương cổ hay không.

    Xét nghiệm bệnh về cơ và xương

    Nếu viêm khớp ở khớp cằm hoặc xương cổ thì việc đặt nội khí quản qua đường thở trong quá trình gây mê có thể sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị viêm thấp khớp, bệnh gút vv ... thuốc có thể làm tăng viêm hoặc trì hoãn quá trình lành vết thương sau khi phẫu thuật, vì vậy cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

    Ngoài viêm thấp khớp, bệnh gút thì phải khiểm tra tổng hợp các loại khác như trạng thái chức năng gan, trạng thái dinh dưỡng vv..

    Hạng mục kiểm tra
    Axit uric, ALP, Ca, P, RA, CRP, T.protein, Albumin, Creatinine, v.v.

    Mục lục
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp

    Hoocmon tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể
    để đảm bảo rằng năng lượng trong cơ thể được sử dụng đúng cách.

    Kiểm tra chức năng tuyến giáp

    Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết hình con bướm nặng khoảng 15 đến 20 gram ngay dưới phần trước nhô ra của cổ. Bệnh tuyến giáp là một rối loạn của hệ thống hoocmon phải được bác sĩ điều trị.

    Hoocmon tuyến giáp nhiều hoặc ít hơn bình thường cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Do đó trước khi tiến hành phẫu thuật phải kiểm tra trước, chuẩn bị trước các tình huống có thể sảy ra trong quá trình phẫu thuật và trị liệu.

    Hạng mục kiểm tra
    T3, T4, TSH, FT4

    Mục lục
  • Kiểm tra bệnh truyền nhiễm

    Xét nghiệm kiểm tra xem có các loại vi khuẩn, virus gây bệnh truyền nhiễm hay không.

    Kiểm tra bệnh truyền nhiễm

    Xét nghiệm xem có các nhện như giang mai, AIDS, viêm gan A, viêm gan B hay không, trước khi phẫu thuật phải tiến hành trị liệu trước, tránh gây truyền nhiễm trong quá trình phẫu thuật.

    Hạng mục kiểm tra
    HBsAG, Anti-HBs, Anti-HCV, AIDS, VDRL, TPHA, FTA-ABS IgG, FTA-ABS IgM, RA, CRP, Anti Hbe.

    Mục lục